Quan điểm công chúng Công nhận các cặp cùng giới ở Việt Nam

Một khảo sát thực hiện vào tháng 12 năm 2012 bởi Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cho thấy 37% dân số Việt Nam ủng hộ hông nhân cùng giới, trong khi 58% phản đối.[32]

Theo kết quả điều tra quốc gia về "Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" được Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố ngày 26 tháng 3, 2014:[33]

  • 90% người dân Việt Nam được hỏi biết về đồng tính và 62% biết về việc sống chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính.
  • 30% người dân được hỏi có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm...).
  • 33,7% số người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Về việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, số người ủng hộ là 41,2%. Hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng.
  • Khi được hỏi về một số quyền cụ thể được đề cập đến trong Luật Hôn nhân – Gia đình mà các cặp đôi cùng giới nên được pháp luật bảo vệ, có 56% người dân được hỏi cho rằng cặp đôi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.
  • Đa số người dân được hỏi cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%). Xét theo vùng miền, người miền Bắc và người miền Trung ủng hộ tích cực hơn (78% và 74%) so với miền Nam (68%).
  • Những người trẻ từ 18-29 tuổi và những người có trình độ học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao hơn.
  • Những trường hợp có quen biết người đồng tính xác suất ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới lớn gấp đôi so với các trường hợp không quen biết. Điều này cho thấy việc xuất hiện công khai của người đồng tính làm gia tăng tỷ lệ ủng hộ của xã hội.[34]
  • 90% cho rằng nếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính thì sẽ có tác động đến cộng đồng xã hội kể cả tích cực lẫn tiêu cực. 20% cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ có tác động tiêu cực đến gia đình họ trong khi 73% số người được hỏi cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình hay cá nhân họ.[35]

Cuộc điều tra quốc gia lần đầu tiên được thực hiện tại 68 xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, An Giang, Sóc Trăng với sự tham gia của 5.300 người dân.

ILGA đã thực hiện một khảo sát qua mạng internet với 96.331 phản hồi từ 65 quốc gia từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016. Trong số các phản hồi từ Việt Nam, 45% cho rằng hôn nhân đồng tính nên được hợp pháp hóa, 25% cho rằng không nên và 30% phản hồi "không biết".[36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công nhận các cặp cùng giới ở Việt Nam http://www.pinknews.co.uk/2012/07/29/vietnam-consi... http://dantri.com.vn/xa-hoi/se-khong-cam-ket-hon-g... http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-110-20... http://conganhatinh.gov.vn/web/guest/9/-/vcmsview/... http://english.vietnamnet.vn/fms/society/89082/sam... http://dantri.com.vn/xa-hoi/van-de-hon-nhan-dong-g... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140326/gan-50-... http://isee.org.vn/vi/Blog/Article/hoi-thao-quan-d... http://danviet.vn/song-tre/34-nguoi-viet-duoc-hoi-... http://tuoitrenews.vn/society/13750/vietnam-to-rem...